Product description
Sách - Về Quyển Sự Tích Và Nghệ Thuật Hát Bộ Của Đoàn Nồng
Hát bộ không phải là một nghệ thuật mà thôi, bộ là một biển văn chương gồm tất cả các lối văn vần và văn xuôi nữa. Thế mà các chượng trình quốc văn dạy trọng các trường cao đẳng tiểu học và trưng học có dủ cáo lối thí ca, nào văn tế, hát nói, nào xẩm nhà trò, nói vè v.v, chỉ trừ Hát bộ chưa có.
Hát bộ là một nghệ thuật bề bộn gồm cả bài thơ, câu hát, âm nhạc, điệu bộ bảo rằng Hát bộ bỗng chốc sinh ra vào một năm nào, một thời đại nào với cả điệu hát, câu thơ, âm nhạc, điệu bộ thời không có lẽ; nên bây giờ người ta đều công nhận rằng nguyên do của Hát bộ là sự dung hòa của các thứ khiêu vũ, âm nhạc và thi ca mà dân tộc nào cũng có. (Gốc tích Hát bộ Tàu)
Ở xứ ta, nghề nào cũng có thờ tổ sự, thợ rèn thờ ông Lư Cao Sơn (thể ký thứ 3 sau Thiên Chúa) thợ làm giày thờ bà Nguyễn Thị Trung (thể kỷ 16) đỗ tiến sĩ; Hát bộ thờ ông "Làng". Người ta truyền rằng nguyên là hai anh em con vua còn trẻ con mà ham Hát bộ lắm; một hôm đương xem hát vừa có một tai nạn xẩy tới, thiên hạ chen nhau đạp chết hai ông hoàng cỏn con ấy, hai ông chết thành thần linh thiêng lắm, lại hay phò hộ con hát. Trước khi ra sân khẩu, con hát thắp hương vái trước trang thờ để ngài phò hộ hát cho khỏi quên, khỏi vấp. Vì còn trẻ con nên hai ông "Làng" còn ham chơi quả thị, một thứ quá thơm lắm. Người ta tin rằng hễ có một quả thị trong rạp hát là hát vấp và quên ngay. Con hát chỉ cúng hoa quả kẹo bánh thôi, có lẽ vì hai ông "Làng" trẻ con, chỉ ưa hoa quả kẹo bánh.