Product description
Sách - Đô Thị Sài Gòn Chợ Lớn Trước Năm 1945 Qua Tài Liệu Lưu Trữ
Nhà Phát Hành: NXB Tổng Hợp
Nhà Xuất Bản: NXB Tổng Hợp
Tác giả: Cục Văn Thư Lưu Trữ Nhà Nước Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia III
Vùng đất Sài Gòn - Gia Định là nơi hội tụ nhiều lợi thế so với các vùng đất khác trên cả nước. Nơi đây có khí hậu ôn hòa, vị trí địa lý thuận lợi, nằm giữa một bình nguyên bát ngát rấtt rù phú; là đấu mối giao thông cả về đường bộ, đường sông và đường biển; có cảng biển vừa hình thành đã tiếp xúc với nên công nghiệp phương Tây. Một vùng đất là nơi quần cư của nhiều tộc người với những nét đặc trưng được bảo tồn và trở thành nơi giao thoa vănhóa đặc sắc bậc nhất.
Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, đến trước thế kỳ thứXVI, Sài Gòn - Gia Định còn là vùng hoang vụ, cư dân thưa thớt. Cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, cùng với công cuộc Nam tiến của dân tộc Việt, từng lớp lưu dân đến khai hoang vỡ đất trên dài đất biên viễn xa xôi, hoang dã, lập nên những xóm làng đầu tiên. Và trong những cuộc di dân đó, phải kể đến hai nhóm người Hoa là Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên vào Nam Bộ ở quãng thập niên 80 của thế kỷ XVII. Trên cơ sở đó, năm 1698, Minh vương Nguyễn Phúc Chu sai Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh.lược, lập phủ Gia Định, đặt dinh Phiên Trấn và dinh Trấn Biên,chính thức xác lập đơn vị hành chính của Đàng Trong tại vùng đất phương nam. Trong quá trình khai hoang mở đất, thiết lập tổ chức hành chính đầu tiên, nhà Nguyễn cũng cho xây dựng hạ tầng kỹ thật phục vụ nhu cầu xã hội như thành trì, đồn lũy phòng thủ quanh vùng Sài Gòn - Gia Định, mở đường sá lưu thông các vùng.
Từ những năm đàu pháp xâm lược đến nửa đầu Thế kỷ XX(1839 - 1945) vùng dất Sài Gòn - Gia Định, dưới sự khai thác của người Pháp đã chuyển mình mạnhh mẽ, phát triển thành một thànhphố theo kiểu phường Tây, Chính quyền Pháp đã tiến hành xây dựnghành chính đồng thời, phát triển dường sá xe điện, nhà ga, sân bay, chợ búa cá khu dân cư phố xá dần hình thành. Những con đường rải đá vuông góc với khaorng cách đều nhau hai bên ven đường là hàng cây thẳng tắp được chiếu sáng bằn đèn dầucác công trình kiển trúc, cơ sở hạ tảng, quy hoạch khu trung tâmlà hàng cây thẳng tắp, được chiếu sáng bằng ánh đèn dầu, trở thành nơi tản bộ của cư dân. Đầu TK XX, không ai còn có thể nhận rathij tứ Á dong củ nhiều năm về trước mà thay vào đó là hình thành một đô thị phương Tây đang phát triển nagfy càng mạnh mẽ và được mệnh danh là hòn ngọc viễn đông.
Lịch sử vùng đất Sài Gòn - Gia Định tử khởi dầu đến1945 đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Nhiều công trình đã dược công bố, xuất bản dưới dạng các bài viết các nghiên cứu khoa học đăng trên các báo, tạp chí hoặc xuất bản thành sách. Trong khuôn khổ công trình nghiên cứu của mình, bên canh việc thừa hưởng một khối tài liệu tham khảo khá phong phú của các tác giả cùng thời và các nhà nghiên cứu đương thời, chúng tôi khá nhiều tài liệu ưuu trữ tại các Trung tâm Lưu trữ trong và ngoài nước, trong đó có nhiều tài liệu lần dầu tiên được giới thiệu đến công chúng về lịch sử vùng đất Sài Gòn - Gia Định từ khi Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lý, thiết lập chủ quyền của ĐàngTrong tại vùng đất phía Nam (năm 1698) cho đến năm 1945; vàcác chương trình quy hoạch phát triển thành phố, cùng với các công trình kiến trúc tiêu biểu do người Pháp xây dựng tại đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn từu cách nay hơn một thế kỷ.
Cuốn sách Đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn trước năm 1945 qua tài liệu lưu trữ, ngoài phần mở đầu và kết luận, được bố cục thành 2phần với 4 chương. Phần 1, tác giả trình bày trên phạm vi không gian rộng (cả vùng đất Gia Định), phần 2 tập trung trình bày đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn với địa giới cụ thể:•
PHẨN 1: VÙNG SÀI GÒN - GIA ĐINH: TỪ SƠ KHỞI -ĐẾN NĂM 1859
Chương I: Những tiền để hình thành vùng đất mới.
Chương II: Sài Gòn - Gia Định trước thời Pháp thuộc.
PHẦN 2: ĐÔ THI SÀI GÒN - CHƠ LỚN THỜI PHÁPTHUỘC (1859 - 1945)
Chương III: Tổ chức hành chính Sài Gòn - Chơ Lớn.
Chương IV: Quy hoạch đô thị Sài Gòn - Chơ Lớn.
Để hoàn thành công trình này, chúng tôi nhận được nhiều sựhỗ trợ về mặt tài liệu của các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I và IV.Chúng tôi xin cảm ơn Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, đơn vị chủ trì công trình này. Chúng tôi xin cảm tạ những ý kiến đónggóp, tư vấn về nội dung của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứuđể cuốn sách được hoàn chỉnh về nội dung.
Trong quá trình nghiên cứu những vấn để mới với khả năng có hạn, chắc hẳn sẽ không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong .nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong những lần xuất bản lần sau.