Ưu nhược điểm của giống cà phê xanh lùn
Tuy đây không phải giống cà phê quá mới nhưng vẫn còn nhiều người còn chưa hiểu rõ về loại cà phê này, cũng như các ưu nhược điểm của giống cà phê xanh lùn. Hãy cùng tìm hiểu các thông tin đó dưới đây nhé:
1. Ưu điểm
Tính đến thời điểm hiện nay, tức là đã sau kiểm nghiệm nhiều năm, cà phê xanh lùn đã được công nhận là cho năng suất ổn định, thậm chí là khá cao so với nhiều loại cà phê khác. Đây là một trong những yếu tố quan trọng mà bà con nông dân luôn mong chờ ở một giống cây, và cây cà phê cũng không phải là ngoại lệ.
Chính vì thế, giống cây cà phê xanh lùn này cũng đã được nhân giống rộng rãi để phục vụ cho nhu cầu trồng trọt trên diện tích rộng của bà con, mang lại nguồn lợi nhuận tốt bởi năng suất cao và khả năng chống chịu sâu bệnh cũng rất tốt.
Một số đặc điểm của giống cà phê xanh lùn có thể kể đến như:
- Chiều cao trung bình, tán vừa phải
- Lá rất đậm, phiến lá dày
- Cành to, khỏe, ngang rũ lại dẻo dai cùng sức sinh trưởng tốt, khỏe, cành thứ cấp nhiều, thích hợp trồng với mật độ dày
- Khi trái còn xanh sẽ xuất hiện núm bò và vỏ mỏng. Cây sai trái, kích thước trái và hạt lớn, vỏ mỏng
- Thu hoạch muộn, có khả năng chịu hạn tốt, chống chịu sâu bệnh và kháng được bệnh gỉ sắt
- Tỷ lệ hạt đạt trên sàn 18 là hơn 90% cùng tỷ lệ khô là 3,8 kg, tức là tỷ lệ 3,8 kg tươi cho 1 kg nhân. Năng suất khá cao có thể lên từ 7 đến 10 tấn/ 1 ha/ 1 năm
- Loại đất thích hợp để trồng là đất tơi xốp, đất dày, giàu dinh dưỡng và dễ thoát nước
- Cà phê xanh lùn thích hợp trồng vào đầu mùa mưa để đảm bảo đủ lượng nước cần thiết, cũng như bà con đỡ được một phần công sức đưa nước vào vườn
Với điều kiện khí hậu như ở các tỉnh Tây Nguyên của đất nước ta – vựa cà phê lớn của cả nước – rất phù hợp với sự sinh trưởng, thích nghi và phát triển của giống cây cà phê xanh lùn này.