Product description
Rau sam có danh pháp khoa học là Portulaca oleracea, đây là một loài cây sống một năm, thân mọng nước, có thể cao tới 40 cm. Dù được gọi là rau, nhưng ở Việt Nam, người ta thường chỉ coi cây sam như cây dại và chỉ dùng như một loại rau ăn lá rất hạn chế. Có lẽ sẽ ít ai biết rằng, ở nhiều nước trên thế giới, người ta đang "săn lùng" loại rau nhỏ bé này bởi những công dụng kỳ diệu đến không ngờ.
1. Đặc điểm và công dụng của hạt giống rau sam
- Hạt giống rau sam trưởng thành có những đặc tính đông dược như vị toan, tính hàn, không độc. Thân nhiều cành, màu đỏ nhạt, mọc bò lan mặt đất. Lá hình răng ngựa, không cuốn, phiến lá dày, mặt láng.
- Người Trung Hoa xưa gọi rau sam là "rau trường thọ", trong rau sam chứa nhiều loại vitamin (chủ yếu là vitamin A, C và một số vitamin B cùng các carotenoit) và các chất khoáng dinh dưỡng như magiê, canxi, kali và sắt. Đặc biệt rau sam là một trong số rất ít các loài cây có chứa EPA omega-3 chuỗi dài, có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch và tăng cường sức miễn dịch của cơ thể, giúp vết thương mau lành, chống lão hóa, hỗ trợ trong điều trị bệnh gout….
2. Một số bài thuốc chữa bệnh từ rau sam:
- Phòng ngừa: hàng ngày dùng từ 100 - 200g rau sam làm rau ăn hoặc nấu cháo ăn hàng ngày.
- Chữa bệnh: dùng rau sam tươi 100g, cỏ sữa tươi 50g sắc uống thay nước trong ngày. Nếu đi ngoài ra máu bổ sung thêm 20g nhọ nồi, 20 gam rau má vào sắc uống cùng.
- Giun kim: Rau sam 1 nắm lớn sắc với 2 bát nước còn 1 bát uống lúc đói.
- Sán sơ mít nhỏ: Rau sam 1 nắm nấu lấy 1 bát nước, hòa thêm giấm uống lúc đói, ăn cả cái.
+ Chàm: rửa sạch giã nát đắp rau sam vào vùng bị chàm rồi băng lại, liệu trình từ 5 -7 ngày.
+ Viêm tuyến vú: Rau sam 50g, phác tiêu 6g, giã nát đắp vào chỗ đau.
+ Đái ra máu: Rau sam 60g, mã đề 7 cây. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 3 ngày kiêng ăn đồ cay.
+ Đại tiện ra máu tươi: Lá rau sam 300g, lá đậu ván 200g. Giã nát vắt lấy nước uống trong ngày.
Ngoài dùng làm thuốc, người ta còn trồng hạt giống rau sam làm thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Các bà nội trợ có thể chế biến rau sam thành nhiều món ngon đơn giản như luộc, xào thịt, nấu canh, làm gỏi….
Trồng hạt giống rau sam không hề khó, bạn có muốn sở hữu loại rau tuyệt vời này trong vườn nhà mình không? Hãy theo dõi bài chia sẻ sau đây của chúng tôi để biết thêm chi tiết về kỹ thuật gieo trồng loại hạt giống này nhé.
1. Chuẩn bị gieo trồng hạt giống rau sam
- Hạt giống rau sam: hiện nay có 3 loại rau sam cơ bản là sam xanh, vàng và vàng lá to. Liên hệ với website Hạt giống Phương Nam để được cung cấp hạt giống rau sam chất lượng tốt cho vườn nhà bạn nhé.
- Đất trồng hạt giống rau sam: Rau sam thích hợp phát triển ở những vùng đất ẩm và ít ánh sáng trực tiếp rọi vào. Cây có thể trồng nên nhiều nền đất khác nhau. Tuy nhiên, hạt giống rau sam sẽ cho năng suất cao nhất khi được trồng ở đất giàu dinh dưỡng, giữ ẩm tốt.
- Bạn có thể mua đất làm sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
- Dụng cụ trồng hạt giống rau sam: thùng xốp hoặc trồng trực tiếp quanh gốc của chậu cây. Dụng cụ trồng cần có lỗ thoát nước, tránh ngập úng cho cây.
2. Gieo trồng hạt giống rau sam
- Ngâm hạt giống trong nước ấm khoảng 6 – 8h rồi vớt ra để ráo. Dùng que nhọn chọc lỗ sâu 1cm rồi cho hạt giống rau sam vào (2 – 3 hạt/ lỗ), lấp kín đất, dùng lưới che nắng cho luống gieo khoảng 1 tuần. Tiến hành tưới nướ