Chân yến hay còn gọi là chân tổ yến là phần đế giúp cố định tai yến sào vào vách đá hay thành nhà. Chân yến được ví như cái phần nền móng nhà. Được hình thành đầu tiên trước mỗi mùa sinh sản và rất vững chắc.
Do được chim yến làm đầu tiên nên chân yến thô có thời gian tồn tại lâu nhất nên cũng có thể xem như phần già nhất của tổ yến.
Bạn ngâm chân yến thô trong nước sạch khoảng 60 phút đến 80 phút sau đó dùng một cái ray bột có lỗ để rửa lại yến. Rửa khoảng ba đến bốn lần cho đến khi thấy chân yến thô sạch thì bạn có thể đem đi chưng. Chân yến rất ít lông nên sơ chế cũng rất nhanh nè.
Khi rửa chân yến thô bạn cần rửa thật nhẹ nhàng, không dùng vòi nước mạnh rửa trực tiếp vì sẽ làm chân yến thô bị nát và bị mất dinh dưỡng. Cách tốt nhất bạn nên lấy một chậu nước đầy sau đó cho chân yến thô vào cái ray bột có lỗ nhỏ. Ngâm ray yến vào chậu nước sạch, lắc ray nhẹ nhàng trong chậu nước cho các c tạp chất trôi ra. Làm vài lần cho đến khi không còn tạp chất.
Sau khi làm sạch chân yến thô như đã nói ở trên các bạn cho vào tô nước rồi chưng cách thủy trong khoảng thời gian 30 phút - 40 phút. Các bạn nhớ để lửa vừa và căn đúng thời gian đủ để chân yến thô nở ra.
Sau khi chưng yến xong bạn để cho nguội, rồi múc ra trộn vào cùng các món mà bạn đã chuẩn bị sẵn để ăn cho đỡ ngán như cháo chè,... hoặc bạn cũng có thể thêm các món vào chén yến như hạt chia, hạt sen, táo đỏ
Phần chân yến thô còn lại đã chưng mà chưa sử dụng, bạn đừng quên bỏ ngăn mát để dùng cho những lần sau và nhớ là thời gian bảo quản yến đã chưng không quá 10 ngày nha