About this product
Khu vực xuất xứViệt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Loại bìaBìa mềm
Tác giảLam
Nhà xuất bảnNXB Dân Trí
Số trang208
Năm2024
Phiên bảnKhông rút gọn
Product description
•1. Trốn Lên Mái Nhà Để Khóc
Những cơn gió heo may len lỏi vào từng góc phố nhỏ, mùa thu về gợi nhớ bao yêu thương đong đầy, bao xúc cảm dịu dàng của ký ức. Đó là nỗi nhớ đau đáu những hương vị quen thuộc của đồng nội, là hoài niệm bất chợt khi đi trên con đường cũ in dấu bao kỷ niệm... để rồi ta ước có một chuyến tàu kỳ diệu trở về những năm tháng ấy, trở về nơi nương náu bình yên sau những tháng ngày loay hoay để học cách trở thành một người lớn. Bạn sẽ được đắm mình trong những cảm xúc đẹp đẽ xen lẫn những tiếc nuối đầy lắng đọng trong “Trốn lên mái nhà đẻ khóc” của Lam.
Có nhiều câu chuyện luôn nằm trong khảm sâu của ký ức…
Ví như, hồi nhỏ vào ngày hạ sao giăng đầy trời, được nằm dưới hiên nhà cùng bà ngắm bầu trời đêm cùng chú cún cứ ve vẩy cái đuôi đến thích thú,
Ví như khi lớn hơn một chút, cùng đám bạn nhỏ cùng làng rong ruổi khắp bờ đê thả diều nhảy dây dưới màu trời của hoàng hôn ấm áp,
Ví như từng chiều nghe mùi cơm nếp thơm thoang thoảng cùng lời mẹ gọi về nơi đầu ngõ
•2. Thưa Ngoại Con Mới Về
“Trong những tháng ngày lớn lên, có ai đó đã an ủi tôi rằng: “Khi rời đi, người thương của bạn sẽ hóa thành một vì sao lấp lánh.” Ngày ấy tôi không thích lời an ủi đó lắm, vì tôi chẳng thể tìm được vì sao nào trên bầu trời thành phố nơi tôi sống, dù đêm đó trăng có sáng hay không. Mãi sau này tôi mới hiểu, có những vì sao không mọc trên bầu trời, không thể nhìn bằng mắt thường, không thể chụp bằng điện thoại, bởi vì những vì sao ấy mọc ở trong tim.”
Đó là những dòng viết đầy xúc động trong cuốn sách mới nhất của tác giả Lam - “Thưa ngoại con mới về”, một cuốn sách viết về những điều giản dị mà thiêng liêng, về ông bà, gia đình - nơi lưu giữ những yêu thương nguyên sơ và bình yên nhất.
Nếu như "Trốn lên mái nhà để khóc" đã từng chạm đến trái tim HÀNG VẠN ĐỘC GIẢ bằng cách tiếp thêm cho chúng ta can đảm để đối mặt với những tổn thương, thì “Thưa ngoại con mới về” sẽ nhẹ nhàng nắm tay bạn, đưa bạn trở về với miền ký ức êm đềm của tuổi thơ. Nơi có mùi hương ấm áp của ông bà, của những bữa cơm gia đình, của tiếng cười giòn tan bên bếp lửa hồng. Nơi mà có lẽ, mỗi chúng ta đều vô tình lãng quên khi bị cuốn đi theo dòng chảy xô bồ của thời gian, hoặc buộc phải rời xa khi “làm một người trưởng thành”.
Xuyên suốt 216 trang tản văn, Lam dệt nên những cung bậc cảm xúc vừa gần gũi, vừa lắng đọng về ông bà, gia đình. Từng câu chữ như thấm đẫm vị ngọt ngào của kẹo đường tuổi thơ, lại phảng phất đâu đó vị mặn mòi của những giọt nước mắt chia ly. Đọc “Thưa ngoại con mới về”, ta chợt nhận ra rằng thời gian có thể làm lu mờ nét mặt người thân yêu, nhưng những kỷ niệm quý giá về gia đình thì vẫn luôn vẹn nguyên trong tim mỗi người, như những vì sao lấp lánh, soi sáng cho ta trên mọi nẻo đường đời.