About this product
Ngôn ngữTiếng Việt
Loại ấn bảnẤn bản thông thường
Loại bìaBìa mềm
Tác giảJonathan Haidt
Người dịchMokona
Phiên bảnKhông rút gọn
Năm2025
Số trang439
Số lượng trên mỗi gói2
Brand1980Books
Product description
Sách "Thế Hệ Lo Âu" của Jonathan Haidt là một tác phẩm mới ra mắt năm 2025, khám phá những thách thức và áp lực mà thế hệ hiện tại đang phải đối mặt.
•Nội dung phong phú: Phân tích sâu sắc về tâm lý và xã hội.
•Tác giả uy tín: Jonathan Haidt, một nhà tâm lý học nổi tiếng.
•Định hướng phát triển bản thân: Cung cấp cái nhìn mới mẻ về sự phát triển cá nhân trong xã hội hiện đại.
Cùng với thông điệp mạnh mẽ, cuốn sách hứa hẹn sẽ là nguồn cảm hứng cho độc giả trong hành trình tìm kiếm sự hiểu biết và thành công trong cuộc sống.
Ngành công nghệ không chỉ thay đổi cuộc sống của người lớn. Nó cũng bắt đầu thay đổi cuộc sống của trẻ em. Từ những năm 1950, thiếu nhi và thanh thiếu niên đã xem truyền hình rất nhiều, nhưng các công nghệ mới có tính di động, cá nhân hóa và thú vị hơn những thứ trước đây. Nhiều phụ huynh cảm thấy nhẹ nhõm khi thấy một chiếc điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng có thể thu hút sự chú ý của bọn trẻ và khiến chúng yên lặng vài giờ. Nhưng điều này có an toàn không?
Sau hơn một thập kỷ ổn định hoặc cải thiện, sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên đã lao dốc vào đầu những năm 2010. Tỷ lệ trầm cảm, lo âu, tăng đột biến, thậm chí tăng gấp đôi so với thời gian gần đây. Tại sao?
Trong cuốn sách này, nhà tâm lý học xã hội Jonathan Haidt lập luận rằng sự suy giảm các hoạt động chơi tự do trong thời thơ ấu và sự gia tăng việc sử dụng điện thoại thông minh ở thanh thiếu niên chính là hai nguyên nhân chính gây ra căng thẳng tâm lý ngày càng tăng ở giới trẻ, đặc biệt ảnh hưởng đến Thế hệ Z (những người sinh năm 1995 trở về sau). Khi các bạn trẻ dần từ bỏ điện thoại bấm nút để chuyển sang điện thoại thông minh với các ứng dụng mạng xã hội, thời gian trực tuyến tăng mạnh, trong khi thời gian giao tiếp trực tiếp với bạn bè và gia đình giảm đáng kể – và sức khỏe tâm thần cũng suy giảm theo.
Dựa trên nghiên cứu tâm lý và sinh học, Thế hệ lo âu khẳng định hai xu hướng - bảo vệ quá mức trong thế giới thực và thiếu bảo vệ trong thế giới ảo - là những lý do chính khiến những đứa trẻ thế hệ Z trở thành thế hệ lo âu, đồng thời đưa ra bốn ý tưởng sửa đổi quan trọng, là cơ sở để tạo ra một tuổi thơ khỏe mạnh hơn trong thời đại công nghệ. Chúng ta không thể bỏ qua những phát hiện của ông về cách bảo vệ con em mình – và chính chúng ta – khỏi những tổn hại tâm lý của một cuộc sống lệ thuộc vào điện thoại thông minh. Cuốn sách này không chỉ dành cho các bậc phụ huynh, giáo viên và những người quan tâm, chăm sóc trẻ em. Nó còn dành cho những người muốn hiểu được quá trình tái thiết lập các mối quan hệ và nhận thức của con người. Thế hệ lo âu sẽ là một cuốn sách nói về cách đòi lại sự sống cho con người ở mọi thế hệ.
Jonathan Haidt là Giáo sư Thomas Cooley về Lãnh đạo đạo đức tại Trường Kinh doanh Stern của Đại học New York. Ông lấy bằng Tiến sĩ tâm lý xã hội tại Đại học Pennsylvania năm 1992 và giảng dạy tại Đại học Virginia trong mười sáu năm. Nghiên cứu của ông tập trung vào tâm lý đạo đức và chính trị.
•TÂM TRÍ VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI
Trong Tâm trí và bản chất con người, Steven Pinker khám phá ý tưởng về nhân tính và những sắc thái đạo đức, tình cảm, chính trị gắn liền với nó. Ông cho thấy rất nhiều trí thức đã phủ nhận sự tồn tại của bản chất con người bằng cách tin theo ba giáo điều liên kết với nhau, đó là các học thuyết: Tờ giấy trắng (tâm trí không có những đặc điểm bẩm sinh), Người man di Cao quý (con người vốn tốt đẹp khi mới sinh ra nhưng bị xã hội làm cho hư hỏng), và Linh hồn trong Cỗ máy (mỗi chúng ta đều có một linh hồn đưa ra lựa chọn, không phụ thuộc vào sinh học). Mỗi giáo điều đều mang một những gánh nặng đạo đức, vì vậy, những người bảo vệ cho các học thuyết này đã thực hiện nhiều chiến thuật dữ dội để làm mất uy tín của các nhà khoa học phản biện họ.
Pinker tiếp cận những cuộc tranh luận nhạy cảm bằng thái độ bình tĩnh và lý trí. Ông chỉ ra rằng: Sự bình đẳng, tiến bộ, trách nhiệm và ý nghĩa cuộc sống đều không bị tổn hại trước những khám phá về bản chất phong phú của con người. Những thông tin thực tế từ khoa học và lịch sử đã được ông sử dụng một cách mạch lạc để gỡ bỏ những nỗi sợ hãi thường gặp khi ta chiêm nghiệm về nhân tính.
Theo Tâm trí và bản chất con người, bất chấp sự phổ biến của học thuyết Tờ giấy trắng trong giới trí thức thế kỷ 20, quan điểm này có thể gây hại nhiều hơn lợi. Nó phủ nhận nhân loại cũng như tính cá nhân của con người, chối bỏ sự phân tích khách quan về các vấn đề xã hội, đồng thời bóp méo hiểu biết của ta về chính trị, tính bạo lực, giới tính và sự nuôi dạy con cái. Pinker cho thấy rằng, việc thừa nhận bản chất con người dựa trên khoa học và lẽ thường không những không nguy hiểm, mà còn giúp chúng ta củng cố thêm những hiểu biết chuyên sâu về thân phận con người.