Product description
Nếu bạn là người yêu thích lịch sử, quan tâm đến chính trị quốc tế hoặc đơn giản chỉ muốn hiểu rõ hơn về thế giới chúng ta đang sống "Bộ Sách Về Lịch Sử Và Địa Chính Trị Thế Giới" chính là lựa chọn dành cho bạn.
Bộ sách gồm 6c. Bạn có thể lựa chọn mua lẻ từng cuốn hoặc mua theo combo 3-5-6 cuốn
•Sự Trả Thù Của Địa Lý
•Tại Sao Phương Tây Vượt Trội
•Sung, Vi Trùng và Thép
•Bàn Cờ Lớn - Vị thế đứng đầu và những đòi hỏi địa chiến lược đối với Hoa Kỳ
•Trò chơi quyền lực – Quá khứ, hiện tại và tương lai của trật tự thế giới
•Nexus - Lược Sử Của Những Mạng Lưới Thông Tin Từ Thời Đại Đồ Đá Đến Trí Tuệ Nhân Tạo
Combo 6c: Trọn bộ 6c sách
1. Trò Chơi Quyền Lực - Ngô Di Lân

“Trò chơi quyền lực – Quá khứ, hiện tại và tương lai của trật tự thế giới” là hành trình khám phá niềm đam mê quan hệ quốc tế suốt 12 năm qua của Tiến sĩ Ngô Di Lân – một trong 5 ứng viên xuất sắc nhất được Đại học Brandeis (Mỹ) cấp học bổng tiến sĩ toàn phần. Hiện TS Ngô Di Lân công tác tại Viện nghiên cứu chiến lược Ngoại giao thuộc Học viện Ngoại giao.
Cuốn sách bắt đầu từ sự tò mò và khao khát tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các sự kiện lớn như Chiến tranh thế giới thứ nhất, được khơi dậy qua những tác phẩm kinh điển về lịch sử ngoại giao như “Diplomacy” của Henry Kissinger. Tác giả mô tả quá trình tiếp cận với những bài học ngoại giao đầy mưu lược, từ Hội nghị Viên sau chiến tranh Napoleon đến các cuộc đàm phán bí mật giữa Mỹ và Trung Quốc vào đầu thập niên 70. Những chi tiết lịch sử không chỉ kích thích trí tò mò mà còn thôi thúc tác giả theo đuổi nghiên cứu chính trị suốt hơn 12 năm qua, từ những buổi tranh luận sôi nổi trên giảng đường đến những cuộc trò chuyện bên ly cà phê ở nhiều quốc gia.
Cuốn sách được chia thành 8 chương, đi từ phân tích tương quan quyền lực giữa các nước lớn và nhỏ đến những vấn đề an ninh quốc gia, thương mại quốc tế, và tác động của công nghệ, đặc biệt là AI, đối với trật tự thế giới. Tác giả cũng xem xét vai trò của bản sắc văn hóa và ngôn từ trong chính trị hiện đại, đồng thời khuyến khích độc giả suy ngẫm về các chiến lược thích nghi trong một thế giới đầy biến động.
Trong cuốn sách, đầu tiên, tác giả điểm lại lý thuyết địa chính trị của Alfred Thayer Mahan, Halford J. Mackinder và Nicholas J. Spykman. Tác giả nêu ý kiến: ngày nay người ta không còn có thể khẳng định rằng chiều kích địa lý đã không còn ý nghĩa, như có người đã từng khẳng định sau sự kiện Bức tường Berlin sụp đổ. Theo ông, thực ra địa lý chưa từng bị bỏ qua, nhưng dường như nó đã bị lãng quên và ai đó đã đưa ra định đề, theo đó việc cho rằng công nghệ đã xóa bỏ địa lý chỉ là một ý kiến mơ hồ. Tuy nhiên, tác giả cũng cảnh báo về mối nguy của việc suy tôn quá mức vai trò của địa lý, bởi vì tuy nó có ảnh hưởng đến các sự kiện, nhưng theo cách xác suất, tức là không hoàn toàn quyết định được chúng.
• Tại Sao Phương Tây Vượt Trội
Cuốn sách tập hợp những phát hiện mới nhất trong các lĩnh vực từ lịch sử cổ đại đến khoa học thần kinh không chỉ giải thích tại sao phương Tây dẫn đầu thế giới mà còn dự đoán tương lai sẽ mang lại điều gì trong một trăm năm tới. Orville Schell - Giám đốc Trung tâm Quan hệ Mỹ - Trung ở Hội Châu Á đã chia sẽ về cuốn sách trong bài viết: “Cuộc xung đột cuối cùng” đăng trên New York Times rằng: Đây là một “cuốn sách lớn”, rất lớn nhằm đạt được mục tiêu đầy tham vọng là hiểu thấu quá trình phát triển trong quá khứ của nhân loại và đưa ra dự báo về tương lai của cuộc đua song mã đang tiếp diễn giữa 2 trục Đông – Tây, Ian Morris bắt đầu với mốc thời gian từ khoảng 15 nghìn năm trước.
"Bàn tay của diễn trình lịch sử từ 8.000 năm trước vẫn đang đè nặng lên chúng ta."
Cuốn sách giải thích vì sao các nền văn minh Á – Âu (bao gồm cả Bắc Phi) lại tồn tại được, cũng như đã chinh phục các nền văn minh khác, cùng lúc ông bác bỏ các lý thuyết về sự thống trị của các nền văn minh Á –Âu dựa trên trí tuệ, đạo đức hay ưu thế di truyền. Jared Diamond lập luận rằng, sự khác biệt về quyền lực và công nghệ giữa các xã hội loài người có nguồn gốc từ sự khác biệt về môi trường, trong đó sự khác biệt này được khuếch đại không ngường. Qua đó, ông giải thích tại sao Tây Âu, chứ không phải các nền văn minh khác trong thế giới Á – Âu như Trung Quốc, lại trở thành các thế lực thống trị
Chiến lược toàn cầu của Mỹ để duy trì vị thế đặc biệt của mình trên thế giới là gì? Bàn cờ lớn chính là câu trả lời.
Bàn cờ lớn thể hiện tầm nhìn địa chiến lược táo bạo và khiêu khích của Brzezinski dành cho sự ưu việt của nước Mỹ trong thế kỷ 21. Điểm trọng tâm trong phân tích của ông là việc thực thi quyền lực trên lục địa Á-Âu, nơi tập trung phần lớn dân số, tài nguyên thiên nhiên và hoạt động kinh tế của toàn cầu. Trải dài từ Bồ Đào Nha đến Eo biển Bering, từ Lapland đến Malaysia, lục địa Á-Âu chính là một bàn cờ vĩ đại, nơi mà quyền lực tối cao của nước Mỹ sẽ được phê chuẩn và thách thức trong một tầm nhìn dài hạn của những năm sau này. Từ đó, nhiệm vụ mà nước Mỹ phải đối mặt là hiểu về những thay đổi địa chính trị mới trong khu vực này, nhằm đề phòng những đối thủ cạnh tranh mới, quản lý các cuộc xung đột và mối quan hệ ở châu Âu, châu Á và Trung Đông sau sự sụp đổ của Liên Xô để không có siêu cường đối thủ nào phát sinh có thể đe dọa lợi ích sống còn, sự thịnh vượng hay sức mạnh toàn cầu dành riêng cho nước Mỹ.
• NEXUS - Lược sử của những mạng lưới thông tin từ Thời đại Đồ đá đến Trí tuệ nhân tạo (Omega Plus)
PHẦN I. NHỮNG MẠNG LƯỚI CỦA CON NGƯỜI
PHẦN III. NỀN CHÍNH TRỊ MÁY TÍNH