Cây nặn mụn 2 đầu cao cấp Malika . Dùng trong spa hoặc cá nhân
Cây nặn mụn có thể lấy đi cồi mụn, nhưng không phải mụn nào cũng có thể lấy cồi mụn được.
Tùy theo loại mụn và tình trạng mà chúng ta xem xét có nên dùng que lấy nhân mụn hay không.
Nếu không thực hiện đúng cách, mụn có thể gây viêm nhiễm nghiêm trọng hơn, để lại sẹo xấu trên da hoặc tái phát mụn trở lại..... Vì vậy, bạn cần phân biệt các loại mụn được nặn và không được nặn như sau :
- Loại mụn nặn được : các mụn mọc riêng rẽ, có kích thước nhỏ với cồi mụn khô cứng trồi lên bề mặt da như : mụn trứng cá, mụn đầu đen, mụn đầu nhỏ, mụn nhỏ có nhân cứng..
- Loại mụn không được nặn : Mụn trứng cá bọc sưng đau nhưng không thấy cồi mụn, mụn trứng cá ác tính và có kích thước lớn và sưng viêm, mụn trứng cá cụm mọc thành từng đám và có mủ hôi....
• Hướng dẫn sử dụng :
- B1 : Rửa sạch tay với xà phòng , tiệt trùng cây nặn mụn bằng nước đun sôi, hoặc nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn có khả năng gây viêm da.
- B2 : Rửa mặt sạch sẽ Với sữa rửa mặt và xông hơi mặt để lỗ chân lông nở ra, bụi bẩn dễ thoát ra ngoài và nhân mụn cũng được lấy dễ dàng hơn mà không bị đau.
- B3. Khi lấy nhân mụn, bạn dùng cây lấy mụn ấn nhẹ vào da và xoay quanh đầu mụn để đẩy nhân mụn ra rồi dùng nhíp gắp bỏ. Không nên đè mạnh 1 chỗ sẽ khiến da sưng đỏ, vỡ da
-B4 : Dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát trùng để làm sạch vùng da mới lấy nhân mụn
• Lưu ý sử dụng :
- Nên nặn mụn nhẹ tay để lấy nhân mụn và mủ ra khỏi da. Không dùng lực quá mạnh hoặc cố nặn mụn khi mụn còn non hay mụn nằm ở sâu để tránh nguy cơ bị viêm nhiễm da.
- sau khi lấy nhân mụn bằng que nặn, bạn phải làm sạch vùng da vừa được lấy mụn bằng dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý.
- vệ sinh cây nặn mụn bằng cách rửa sạch và tiệt trùng với nước sôi rồi cất vào hộp khô sạch.
- Nên nặn mụn vào buổi tối để da tránh bị kích ứng bởi ánh nắng mặt trời và phục hồi tốt hơn