•Tránh đun nóng quá lâu khi chảo trống: Không được đun nồi/chảo ở nhiệt độ cao khi không có thức ăn hoặc chỉ có dầu ăn trong thời gian dài vì điều này có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng bề bặt chất chống dính.
•Nên sử dụng các loại chảo chuyên biệt cho từng mục đích nấu nướng, cụ thể: Hãy dùng riêng một chảo cho việc chiên rán thức ăn và một chảo khác để xào nấu. Việc tách riêng chảo cho từng công việc cụ thể không chỉ giúp lớp chống dính bảo vệ tốt hơn mà còn đảm bảo hiệu suất nấu nướng luôn ở mức cao nhất.
•Hạn chế nấu quá mặn: vì lượng muối nêm nếm thức ăn không tan hết sẽ lắng xuống đáy nồi/chảo, điều này làm cho đáy nồi/chảo dễ bị ăn mòn.
•Sử dụng dụng cụ nấu ăn phù hợp: Tốt nhất không nên dùng các dụng cụ nấu ăn bằng kim loại, thay vào đó hãy dùng các dụng cụ nấu ăn bằng gỗ hoặc silicon để tránh làm xước lớp chống dính.
•Không để thức ăn thừa quá lâu: Không để đồ ăn thừa quá 5 giờ trong nồi/chảo.
•Tránh sốc nhiệt: Không đổ nước lạnh vào nồi/chảo ngày khi còn đang nóng bởi sự thay đổi nhiệt độ đột ngột dễ làm nồi/chảo bị biến dạng cong vênh và bong tróc lớp chống dính.
•Kiểm soát nhiệt đột hợp lý: Nấu ăn ở nhiệt độ vừa phải, không quá cao. Nếu dùng bếp từ, nên để công suất trong khoảng 900-1200W và nên duy trì ở công suất 900-1000W. Bởi vì nhiệt độ quá cao làm cho lớp chống dính nhanh bị hỏng.
•Không nên để thức ăn thừa trực tiếp trong nồi/chảo chống dính ceramic rồi cất vào tủ lạnh.
•Lưu ý: Trước khi dùng trong các lần kế tiếp, hãy rót vào nồi/chảo một lượng nước đủ để phủ kín đáy nồi/chảo và đun sôi từ 1 đến 2 phút. Sau đó trút bỏ phần nước đã đun và bắt đầu sử dụng bình thường. Điều này giúp làm sạch chảo trước khi dùng, loại bỏ mùi thức ăn còn sót lại và ngăn ngừa tình trạng phồng đáy do nhiệt độ quá cao trong quá trình đun nấu.