About this product
Ngôn ngữTiếng Việt
Loại ấn bảnẤn bản thông thường
Loại bìaBìa mềm
Phiên bảnKhông rút gọn
Số lượng trên mỗi gói2
Brand1980Books
Product description
•NGHỆ THUẬT ĐÀM PHÁN THUYẾT PHỤC BẤT KỲ Ai
- Đọc vị và nắm bắt tâm lý đối phương
- Lắng nghe chủ động tích cực
- Nghệ thuật đặt câu hỏi trong đàm phán
- Kỹ năng đàm phán thương lượng
- Làm chủ và kiểm soát cảm xúc trong giao tiếp
- Giải quyết vấn đề linh hoạt sáng tạo
Khiếu ăn nói có thể là bẩm sinh, nhưng tài đàm phán là do trau dồi! Người ta có thể sinh ra đã có khiếu thuyết phục, nhưng giỏi thuyết phục phải do luyện tập mà nên.
Nghệ thuật đàm phán là một tập hợp các kỹ năng và chiến lược được sử dụng để thương lượng, thuyết phục, đạt được thỏa thuận trong một tình huống nơi có sự khác biệt trong quan điểm, mục tiêu hoặc mong muốn của các bên. Đàm phán xuất hiện ở nhiều khía cạnh cuộc sống hay công việc, từ việc thương mại, kinh doanh đến quản lý nhóm và giải quyết xung đột cá nhân.
Đàm phán thuyết phục là khả năng đưa ra các lập luận, bằng chứng và lý do để người nghe chấp nhận thực hiện theo thỏa thuận chung mà hai bên cùng thống nhất. Đàm phán là tổng hòa của nhiều kỹ năng như giao tiếp, xây dựng chiến lược, tạo ảnh hưởng, niềm tin,… Kỹ năng đàm phán cần được trau dồi và liên tục rèn luyện thường xuyên để đem lại hiệu quả cao nhất trong các cuộc thương lượng.
Sự thật là các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và tổ chức dành hơn một nửa thời gian làm việc của mình để tham gia vào quá trình đàm phán. Đây là cách họ thực hiện các thỏa thuận, lãnh đạo nhân viên và quản lý các mối quan hệ. Hầu hết các nhà lãnh đạo học cách đàm phán trong công việc thông qua một quá trình thực hành và tự rút ra lỗi sai của mình. Trong thị trường cạnh tranh ngày nay, không có thời gian để thử nghiệm, cũng không có chỗ để mắc lỗi.
Bằng cách thành thạo đàm phán, thành công có thể dễ dàng đến gần. Lời khuyên hữu ích và hướng dẫn thực tế được đưa ra trong cuốn sách “Nghệ thuật đàm phán thuyết phục bất kì ai” cung cấp cho bạn lộ trình của mọi loại hình đàm phán. Thông qua các nghiên cứu tình huống, minh họa, bài tập và câu chuyện cá nhân, tác giả Lowry chỉ ra cách:
• Đưa ra quyết định chiến lược đàm phán để giành chiến thắng
• Quản lý quy trình đàm phán – cân bằng cẩn thận giữa mong muốn cạnh tranh với nhu cầu hợp tác của hai bên
• Thực hiện thỏa thuận – tinh chỉnh quy trình đàm phán để đạt được kết quả mong muốn
Cuốn sách này cung cấp một cách tiếp cận hữu ích và toàn diện để làm chủ cuộc đàm phán. Thông qua những lời khuyên hữu ích và hướng dẫn thực tế, tác giả John Lowry sẽ chỉ cho bạn cách gia nhập hàng ngũ những nhà lãnh đạo đã đạt được thành công chưa từng có bằng cách khiến việc thương thuyết trở nên đơn giản. Sự cần thiết của đàm phán được thể hiện trong mọi khía cạnh của đời sống, từ công việc đến cuộc sống đời thường. Phát triển kỹ năng đàm phán thuyết phục sẽ giúp bạn có thêm đạt được nhiều thành công, duy trì những mối quan hệ tốt đẹp và nâng cao hiệu quả khi giao tiếp.
•Nói Chuyện Là Bản Năng, Giữ Miệng Là Tu Dưỡng, Im Lặng Là Trí Tuệ
Bí quyết để lời nói thật của mình dễ được người khác chấp nhận hơn? Rất nhiều người giỏi ăn nói đều cho rằng: so với việc đi thẳng vào vấn đề thì cách nói mềm mỏng, khôn khéo sẽ để được đối phương chấp nhận hơn. Không phải ai cũng có thể khiêm tốn tiếp thu lời đề nghị và chỉ bảo của người khác, cho dù bề ngoài đối phương tỏ ra không để ý, nhưng có thể trong lòng vẫn ngầm.
Trong cuộc sống, khi bạn bè làm sai, nếu chúng ta không nói thì có thể đối phương sẽ tiếp tục sai. Mà đã là bạn bè thì chúng ta phải chỉ ra chỗ sai của bạn. Nhưng nếu cứ nói thật thì có thể sẽ tổn thương lòng tự trọng và gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của đối phương.
Do đó, đối với một số việc nhỏ không mấy quan trọng thì nên biết giữ thể diện cho người khác, đừng để họ rơi vào tình thế khó xử. Có lúc chúng ta nên dùng một lớp “vỏ đường" oán hận. thật dày để bao những lời nói thật đầy gai góc lại, làm cho đối phương vừa vui vẻ vừa có thể nghe ra được lời nhắc nhở của mình. Như thế vừa có thế giữ được quan hệ bạn bè, vừa có thể chỉ ra sai lầm của đối phương một cách chính xác, có thể nói là nhất cử lưỡng tiện, chuyện tốt như thế sao lại không làm? Trong cuốn sách “Nói chuyện là bản năng, giữ miệng là tu dưỡng, im lặng là trí tuệ” sẽ giải quyết hết những băn khoăn trên, chủ đề cuốn sách xoay quanh hai vấn đề đó là “biết cách nói chuyện” và “biết giữ miệng”, và các cách nói chuyện trong những trường hợp khác nhau, làm thế nào để nắm vững những kỹ năng và chừng mực để nói chuyện cho khôn khéo, những người không giỏi ăn nói làm cách nào mới có thể nói được những lời thích hợp với đúng người và đúng thời điểm, để có thể ứng phó với những trường hợp khác nhau trong giao tiếp.
Người biết nói chuyện, ẩn sau con người họ là lòng tốt đã khắc sâu vào xương tủy, là sự tôn trọng đến từ việc đặt mình vào vị trí của người khác, là trí tuệ sâu sắc, độc đáo và lòng kiên nhẫn không ngại phiền hà. Họ chưa hẳn là những người giỏi ăn nói, nhưng mỗi khi nói đều làm người khác như được tắm trong gió xuân, vừa mở miệng là đã toát lên khí chất hơn người.
Người biết giữ miệng, bất kể trong trường hợp nào, họ đều có thể lập tức nhìn thấu cảm xúc của người khác, quan tâm đến cảm giác của đối phương, nói năng có chừng mực, làm gì cũng chừa lại đường lui cho mình và người khác. Vừa mở miệng là có thể làm yên lòng người khác, tự nhiên đi tới đâu cũng sẽ được chào đón.
Biết giữ im lặng thì cuộc sống sẽ dễ chịu hơn, học cách giữ miệng thì cuộc đời này sẽ không còn điều gì phải hối hận. Điều không nên nói thì không nói, điều không nên hỏi thì không hỏi, hiểu í mà không vạch trần, nhìn thấu mà không nói ra, thật sự là bậc đại trí.