Product description
Các loại cây thường bị là cây ăn quả như: Cây sầu riêng, cây bưởi, cây mít, cây xoài...
Dung tích: -chai pha san -100ml -500ml
Nứt thân, xì gôm, chảy nhựa.
Do mất cân đối dinh dưỡng
Do nhiễm nấm Phytophthora citricola, Sawada
- Đặc biêt là do Nấm. Cây bị nhiễm bệnh khi bào tử nấm trên mặt đất văng lên thân cây. Nếu thân cây bị ẩm ướt trong nhiều giờ, do từ những giọt mưa hoặc tưới, nhiễm trùng sẽ diễn ra. Nấm tấn công và giết chết vỏ cây nhưng sẽ không xâm nhập vào gỗ.
- Nếu những tổn thương này được phát hiện sớm, nấm có thể dừng lại và cây được cứu. Nhưng một khi nhiễm trùng lây lan và giết chết hơn một phần ba mô vỏ quanh thân cây, cây sẽ chết hoặc phát triển rất kém.
- Bệnh lây lan bằng bảo tử nhờ gió mưa, côn trùng và cả dụng cụ sản suất của người làm vườn. Loài nấm này có nguồn gốc thủy sinh cho nên để bảo tử có thể nảy mầm xâm nhiễm và sau đó nấm sinh trưởng phát triển, rất cần độ ẩm cao, độ ẩm ướt trong vườn cây.
- Thường bệnh phát sinh từ mùa hè và phát triển kéo dài tới cuối năm; trong vụ đông xuân do khô lạnh nên bệnh ngừng lại, tuy nhiên nấm vẫn tồn lưu trong vết bệnh trên cây và chính đó là nguồn bệnh để từ đó khi có điều kiện thuận lợi về ôn ẩm thì nấm phát tán lây lan.
- Khi sử dụng máy cắt cỏ hoặc các thiết bị làm vườn khác cần tránh gây thương tích cho cây. Các bào tử nấm có thể xâm nhập vào cây thông qua mô bị thương, Đây là cách thức chủ yếu của nhiễm trùng.
- Rửa dao, kéo cắt tỉa và các dụng cụ khác và nhúng nó bằng bông ngâm trong cồn 70% hoặc 0,5% Clorox trước và sau khi sử dụng
- Giữ cho thân cây khô là điều cần thiết cho sức khỏe của cây vì Phytophthora có thể được di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác trong dòng chảy trong đất.
- Ngăn chặn côn trùng gây hại bằng cách duy trì sức khỏe của cây. Vệ sinh vườn cây, tỉa bớt cành lá gần mặt đất, thu gom những trái bệnh đem tiêu hủy
- Sử dụng vi sinh - tăng cường bón phân hữu cơ để làm giàu hệ thống vi sinh vật đất, đặc biệt các vi sinh vật đối kháng.
- Khi thấy triệu chứng bệnh ở gốc (xì gôm, chảy nhựa mủ) tức là bệnh đã phát triển tương đối mạnh, lúc này phần vỏ cây và gỗ phía trong đã bị gây hại. Do đó cần tiến hành triển khai đồng bộ các biện pháp chăm sóc riêng cho những cây bị bệnh.
- Tại những phần vỏ cây bị bệnh cần tiến hành các bước xử lý sau đây:
- Dùng dụng cụ chuyên dụng chà xát, cạo sạch lớp vỏ đã bị bệnh (làm sạch bề mặt vỏ cây).
- Phơi nắng cho khô, trong trường hợp nếu thời tiết bất lợi (không nắng, mưa ẩm kéo dài, cây bị bệnh nặng) cần xử lý ngay phải dùng khăn khô lau sạch nước, hoặc dùng máy sấy sấy khô phần vỏ cây
- Pha thuốc theo tỷ lệ 100ml với 10 lít nước quét trực tiếp lên phần thân, cành vừa cạo.
Dùng 1-2 lần cách nhau 5-7 ngày là khỏi