Product description
1.Tập Văn Cúng Gia Tiên (Văn Khẩn Tại Nhà)
Ở phương Đông, lễ là nền tảng xã hội, là văn hóa căn bản của mọi giao tế nhân sinh.
Nói đến đời sống tâm linh người ta không thể tách rời với việc thờ cúng tại gia.
Tín ngưỡng hay thờ cúng tại gia vừa là trách nhiệm của hậu duệ, vừa là niềm tin của gia chủ vào gia tiên, gia thần che chở, phù hộ độ trì cho việc làm ăn, cuộc sống của con cháu hiện tại cũng như tương lai đều được hanh thông.
Việc thờ cúng, lập ban thờ tổ tiên để giữ lấy đức nghĩa của đạo làm người được các thế hệ người Việt đặc biệt coi trọng. Khi cha mẹ qua đời, con cháu phải lo tang ma chu đáo và thực hiện các nghi lễ thờ cúng theo truyền thống.
Đây là một điều lễ theo lẽ trời, một phép tắc của người Việt.
Việc thờ cúng ngoài ý nghĩa giáo lý, cầu thiện, làm điều phúc đức để bảo tồn kỷ cương trật tự xã hội còn có ý nghĩa tâm linh, cầu cúng để đạt được mục đích cầu được ước thấy.
Nói cách khác là, con người ta cầu cúng nhằm thỏa mãn ước nguyện mong bản thân mình cũng như những người thân trong gia đình, trong xã hội đạt được.
Thiên thời, địa lợi, nhân hoà.
Cúng là một trong những phong tục nghi lễ truyền thống của người Việt Nam. Người ta tin rằng, những người đã khuất, các vị thần, Phật, Thành Mẫu có thể nghe những lời cầu khấn của con cháu, Phật tử... và nếu thành tâm cúng sẽ được phù hộ độ trì, ăn nên, làm ra, vạn sự như ý. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ các bài cúng.
Khoa này thông dụng lễ từng tháng cũng được, Lễ Nam Tào Bắc Đẩu là cầu an. Khoa đương niên đương cảnh là khoa cầu an thông dụng... nhương tịnh giải hạn là khoa lễ giải sao thông dụng. Khoa phần sài. Về nhà mới, lễ Thiên đài là lễ cây hương, Tam tai giải hạn dung từng tháng từng ngày. Khoa tạ mộ. Lễ tại phần mộ nếu mộ phần bị mất lễ tại Ban phật hay ở tại nhà cũng được.
Đây là cuốn sách đầy đủ nhất, tổng hợp tất cả những bài cúng, vì vậy sẽ rất có ích cho những người muốn tìm hiểu và nghiên cứu, cũng như sử dụng để cúng bài tùy theo nhu cầu, mục đích của mình.
Tập Văn Cúng Gia Tiên (Văn Khẩn Tại Nhà)
Ở phương Đông, lễ là nền tảng xã hội, là văn hóa căn bản của mọi giao tế nhân sinh.
Nói đến đời sống tâm linh người ta không thể tách rời với việc thờ cúng tại gia.
Tín ngưỡng hay thờ cúng tại gia vừa là trách nhiệm của hậu duệ, vừa là niềm tin của gia chủ vào gia tiên, gia thần che chở, phù hộ độ trì cho việc làm ăn, cuộc sống của con cháu hiện tại cũng như tương lai đều được hanh thông.
Việc thờ cúng, lập ban thờ tổ tiên để giữ lấy đức nghĩa của đạo làm người được các thế hệ người Việt đặc biệt coi trọng. Khi cha mẹ qua đời, con cháu phải lo tang ma chu đáo và thực hiện các nghi lễ thờ cúng theo truyền thống.
Đây là một điều lễ theo lẽ trời, một phép tắc của người Việt.
Việc thờ cúng ngoài ý nghĩa giáo lý, cầu thiện, làm điều phúc đức để bảo tồn kỷ cương trật tự xã hội còn có ý nghĩa tâm linh, cầu cúng để đạt được mục đích cầu được ước thấy.
Nói cách khác là, con người ta cầu cúng nhằm thỏa mãn ước nguyện mong bản thân mình cũng như những người thân trong gia đình, trong xã hội đạt được.
Thiên thời, địa lợi, nhân hoà.