About this product
Loại bảo quảnLàm mát
Khối lượng tịnh500gr/túi
Loại bao bìTúi
Ngày hết hạn30 ngày kể từ ngày sản xuất
CẢNH BÁO TUỔIKhông
Hữu cơCó
Đặc điểm Thành phầnHữu cơ
Product description
Lạp sườn gác bếp Sơn La là đặc sản nổi tiếng vùng núi rừng Tây Bắc. Lạp sườn gác bếp Sơn La có mùi của nắng vùng cao, của khói bã mía, thoảng hương vị gừng, của rượu, của lá mắc mật, hạt mắc khén thơm ngon đặc biệt. Khi ăn có vị dai của lòng, vị ngọt của thịt nạc, vị béo của mỡ, vị thơm của gia vị hòa quyện với nhau.
Lạp sườn gác bếp (hay người miền nam còn gọi lạp xưởng) , lạp sườn hun khói là đặc sản mang nét độc đáo riêng của đồng bào dân tộc vùng miền núi Lạng Sơn, Yên Bái, Cao Bằng, Sơn La. Lạp sườn gác bếp Sơn La có hương vị thơm ngon đặc biệt riêng, đã tạo lên một món đặc sản vô cùng hấp dẫn, mang đậm nét văn hóa ẩm thực vùng Tây Bắc.
Đối với người Sơn La, lạp sườn gác bếp hun bằng khói của bã mía đã trở thành món ăn truyền thống, sử dụng trong những bữa ăn hằng ngày và là món ăn không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về. Không ai nhớ rõ nguồn gốc của món lạp sườn gác bếp này, nhưng theo các cụ cao niên thì có lẽ món lạp sườn gác bếp bắt nguồn từ những ngày còn khó khăn, mỗi năm gia đình chỉ thịt một con lợn, dùng làm nhân gói bánh chưng và một ít làm cỗ Tết. Số thịt còn lại vì không để được lâu nên những người dân đã nghĩ ra cách chế biến thành lạp sườn gác bếp để bảo quản được lâu dài. Theo thời gian, lạp sườn hun khói đã trở thành món ăn quen thuộc mà độc đáo, góp phần làm phong phú thêm văn hóa ẩm thực của người dân Sơn La.
Nguyên liệu chính của món lạp sườn gác bếp là thịt lợn và ruột non của lợn. Ngoài nguyên liệu chính từ thịt lợn, để có món lạp sườn hun khói Sơn La thơm ngon, người ta cần có những loại gia vị không thể thiếu như: gừng, ớt, rượu trắng, đường, muối, hành khô và đặc biệt không thể thiếu món gia vị trứ danh đặc sản Tây Bắc- hạt mắc khén Sơn La.
Hàng năm khi dịp tết đến khắp các bản làng vùng cao lại nô nức rủ nhau mổ lợn, tùy vào điều kiện và nhu cầu mà chung đụng nhau. Thịt làm nhân bánh, làm thịt hun khói, món nướng gói lá mắc mật, kho, luộc… để ăn trong dịp tết dài ngày. Trong các món trên thì món lạp sườn, thịt hun khói, thịt gác bếp không thể thiếu được. Nhà có điều kiện làm nhiều, nhà không có điều kiện thì làm ít. Khi mổ lợn bao giờ người ta cũng dành lại ít lòng non và thịt để làm lạp sườn hun khói.
Khi ăn lạp sườn gác bếp, để nguyên cả khúc đem chiên chín, sau mang thái lát, Khi ăn chấm với mắm gừng hoặc tương ớt thêm chút rau thơm gia vị tùy theo khẩu vị hoặc cách bày món ăn của mỗi người, mỗi vùng. Khi thưởng thức lạp sườn gác bếp Tây bắc ta thấy có mùi của nắng vùng cao, có hương lửa của rừng thoang thoảng mùi gừng, mắc mật, mắc khén hương vị của núi rừng Sơn La. Điều đáng nói và dễ nhận thấy nữa là bà con chỉ làm lạp xường từ những chú lợn bản đen được duy trì từ bao thế hệ của người vùng cao, lạp sườn sẽ có được vị dai của lòng, vị ngọt của thịt, vị ngậy của mỡ và vị thơm của gia vị vùng Tây Bắc hòa quyện với ăn rất ngon miệng, nếu nhâm nhi trêm chút rượu thảo dược Tây bắc, thì thật là không gì sánh bằng.