•Vì máy có điều chỉnh lưu lượng, nên lựa chọn máy to một chút có thể giúp bạn dễ xử lý hơn trong việc điều chỉnh sao cho phù hợp với bể.
•Nên đặt máy sục khí cao hơn mực nước, trong trường hợp đặt máy dưới mực nước bể cá, cần đấu van 1 chiều để ngăn nước chảy ngược vào máy. Người chơi xin lưu ý là nước sẽ chắc chắn chảy ngược vào máy dù dây dẫn có vòng qua thành bể. Trong trường hợp máy rơi vào nước hoặc ngập nước, sản phẩm sẽ không được bảo hành.
•Vị trí quả sủi cần đặt xa các đầu hút đáy lọc thùng để tránh làm air lọc thùng, và cũng cần tránh xa các cạnh bể nếu mực nước bể sát thành, vì luồng khí đẩy nước cuộn lên, kèm theo các bóng khí nổ ở bề mặt có thể làm chảy nước ra ngoài bể, gây hao hụt mực nước liên tục.
•Sau thời gian dài sử dụng, nếu thấy máy yếu đi so với lúc đầu, hãy vệ sinh tấm bông lọc khí ở đầu vào khí, thường nằm ở phía bụng dưới của máy. Nếu vẫn không được, bạn có thể liên hệ kỹ thuật để hướng dẫn kiểm tra tấm da bơm khí và đường dẫn khí phía trong máy.
•Khi máy bị nước vào hoặc bị rơi xuống nước, nên ngắt thiết bị khỏi nguồn điện, tháo máy làm khô và loại bỏ nước trong các ống dẫn khí và pít tông khí, để 2 ngày mới thử cắm điện lại.
•Pin năng lượng mặt trời chỉ sử dụng được khi trời có nắng, và đây cũng chỉ là nguồn năng lượng hỗ trợ để kéo dài thời gian vận hành khi thiết bị không được kết nối vào nguồn điện. Máy không thể chạy mà không có năng lượng dự trữ, chỉ dựa hoàn toàn vào năng lượng mặt trời.
•Trong trường hợp dự đoán thời gian mất điện dài, có một thủ thuật nhỏ có thể giúp bạn duy trì máy sủi lâu hơn rất nhiều so với thời lượng gần 20h của nhà sản xuất. 1. Chuyển sang chạy chế độ tiết kiệm ngắt – nghỉ liên tục, giúp thời gian vận hành tăng gấp hai lần. 2. Kéo quả sủi gần hơn phía mặt nước và vặn nút điều chỉnh lưu lượng nhỏ xuống cũng sẽ giúp sủi khí tích điện chạy được lâu hơn rất nhiều.