•Ánh sáng: Mặc dù cây phát tài có thể sống tốt trong môi trường máy lạnh ở văn phòng với điều kiện ánh sáng đèn huỳnh quang. Nhưng khi trồng trong nhà lâu ngày cần để ra ngoài, hoặc ở cửa sổ cho cây quang hợp, tổng hợp chất dinh dưỡng nuôi cây.
•Chế độ nước: Cây phát tài có nhu cầu nước ở mức trung bình, thông thường với những cây phát tài trồng trong nhà bạn chỉ cần tưới nước 1 - 2 lần trong tuần. Tưới nước cho cây vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối lúc tiết trời mát mẻ, tưới đều quanh gốc, bạn chỉ nên tưới khi thấy mặt chậu se khô thôi.
•Phân bón: Vì là loại cây thân gỗ nên phát tài cần khá nhiều dinh dưỡng, vì vậy việc bổ sung phân bón cho cây là một việc hết sức cần thiết. Sau khi đã trộn phân bón với đất trồng ở giai đoạn ban đầu 2 - 3 tháng, bạn tiến hành bón thúc cho cây. Bạn rải đều trên mặt chậu một lớp phân trùn quế dày khoảng 1 - 2cm, sau đó tưới đều nước cho ngấm phân.
•Phòng trừ sâu bệnh: Hầu như không có sâu bệnh xuất hiện trên cây phát tài, thỉnh thoảng chỉ xuất hiện sâu cuốn chiếu tấn công rễ cây, bạn chỉ cần bắt sâu bằng tay thôi, không cần sử dụng thuốc trừ sâu.
•Với những cây phát tài đặt trong phòng kín thời gian dài cây có thể bị vàng lá, héo lá do thiếu ánh nắng mặt trời. Bạn có thể di chuyển ra hướng nắng, từ từ di chuyển cây ra nơi nhiều ánh sáng hơn để cây bình phục.
•Cách cắt tỉa cây phát tài: Kiểm tra và tỉa bỏ lá úa, lá vàng và cắt tỉa đầu lá héo cho chậu cây phát tài. Khi cắt bỏ lá ta cắt sát thân, không nên cầm tay tước dễ gây tổn thương cho cây và rất mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên cắt bỏ bớt cành lá khô, sâu bệnh, tạo dáng đẹp cho cây.