Product description
1.Nên giữ phần vỏ khi nấu nước đậu đen
Khi dùng đậu đen để nấu nước, nhiều người có thói quen bỏ cả vỏ chỉ giữ lại phần thịt bên trong. Tuy nhiên, việc này vô tình làm giảm tác dụng của nước đậu đen, vì chính phần vỏ mới đóng vai trò quan trọng trong việc giải độc.
Nếu uống nước đậu đã bỏ vỏ, chúng ta chỉ bổ sung được chất dinh dưỡng, còn tác dụng thanh nhiệt, giải độc gần như không có.
2.Dùng đậu đen ngâm thành nước uống
Ngoài cách đun nấu thông thường, có thể ngâm nước đậu đen như ngâm trà. Chỉ cần rửa sạch đậu đen, rang chín và bảo quản kín.
Mỗi lần bạn muốn làm nước uống, hãy cho một ít đậu đen vào ly nước nóng và ngâm trong vòng 7 phút là dùng được.
Nước đậu đen được chế biến theo cách này cũng có tác dụng mát gan, lợi tiểu, giải nhiệt rất hiệu quả.
Tham khảo thêm: Cách nấu nước đậu đen giải nhiệt tại nhà
3.Không nên lạm dụng nước đậu đen
Đậu đen là loại thực phẩm giàu vitamin B, vitamin C, kẽm, canxi, sắt, bổ sung năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt, trong những ngày nắng nóng, dùng nước đậu đen có tác dụng thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể rất tốt.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên liên tục ngày nào cũng uống nước đậu đen thay nước lọc, điều đó sẽ gây nên tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, mà tốt nhất là hãy sử dụng luân phiên, uống 2-3 lần/tuần là tốt nhất.
Khi nấu nước đậu đen, chúng ta cũng chỉ nên dùng một lượng vừa phải. Sử dụng 20 – 40 gram đậu đen để nấu thành nước uống là phù hợp.