•Tháo trang sức khi không cần thiết: Việc tháo trang sức như trên sẽ giúp hạn chế tình trạng trầy xước, cũng như tiếp xúc với hóa chất trong các đồ trang điểm, nước hoa của bạn.
•Hạn chế để trang sức tiếp xúc với hóa chất: Để trang sức tránh xa nước và hoá chất, ví dụ như xà phòng có chất tẩy rửa gây xỉn và bạc màu cho chúng.
•Khi bôi dưỡng thể không nên đeo trang sức: Tránh sử dụng lotion cho các vùng da bạn hay đeo trang sức như cổ tay, cổ,… hoặc bôi lotion trước và đợi thẩm thấu hết rồi mới đeo vào. Bởi sau khi bạn sử dụng lotion, các tuyến nhờn và mồ hôi từ da sẽ tiết ra và khiến cho lotion trở thành những vết mảng bám vào trang sức, ảnh hưởng đến độ bóng và sáng của trang sức.
•Cất giữ trang sức ở nơi riêng biệt: Bạn nên có một ngăn kéo, tủ hoặc hộp đựng nhẫn, vòng, dây chuyền,… riêng, vì các trang sức hợp kim khi tiếp xúc nhiều với không khí sẽ dễ bị oxi hoá. Lưu ý, phân biệt các loại kim loại của trang sức không để lẫn lộn với nhau.
•Sơn móng tay bóng lên trang sức để bảo vệ: Sơn móng tay trong không chỉ có tác dụng giữ cho màu móng được bóng và bền hơn mà còn có tác dụng tương tự với đồ hợp kim. Lớp sơn bóng đóng vai trò là lớp màng bảo vệ cho trang sức, tránh tình trạng trang sức bị oxy hóa nhanh do tiếp xúc nhiều với không khí bên ngoài.