Product description
⁂ Khuôn chân đôn tròn 45 (tấm nắp có rãnh bi) - Khuôn đúc chân đôn đa năng ⁂
Khuôn chậu cảnh ABS Đầu tiên phải kể đến là có ưu điểm nổi trội như bền, không bị dính khuôn khi thi công, rất dễ sử dụng, khả năng chịu lực, chụi mài mòn tốt nên quý khách có thể yên tâm về chất lượng.
►Chất liệu khuôn: Chất liệu nhựa ABS với độ bền cao
►Kích thước: Chiều cao 45, mặt tròn 28
►Cấu tạo khuôn chân đôn tròn 45: 3 tấm thân, 1 tấm nắp, chốt nhựa, ốc sắt.
» Mặt trong của Khuôn ABS được trang trí bởi các họa tiết hoa văn chữ Thư Pháp nổi giúp cho sản phẩm chậu cảnh khi đúc ra trở nên tinh tế, đa dạng, đáp ứng mọi yêu cầu của người chơi cây cảnh.
» Bên ngoài khuôn đổ chậu nhựa ABS khi làm ta có thể gia cố thêm bằng nhiều cách giúp khuôn không bị cong vênh, biến dạng do thời tiết hay trong quá trình sản xuất chậu cảnh.
» Khuôn chậu ABS có độ chính xác cao, các mảnh ghép lại với nhau bằng ốc kín, khít giúp người thi công sản xuất chậu dễ dàng, và yên tâm sản phẩm tháo ra sắc nét, ít có mơ via
» Ngoài Khuôn chậu cảnh ABS ra chúng tôi còn cung cấp các khuôn mẫu khuôn đúc chậu đẹp, đa dạng,khuôn chậu tổng hợp như Khuôn ABS, Khuôn Chậu ABS, Khuôn đổ chậu bê tông, Khuôn đúc hoa văn, Khuôn tròn bonsai , Khuân lục giác, khuôn chậu bát giác, khuôn chữ nhật, khuôn chậu cảnh đẹp,Khuôn chậu ly, Khuôn chậu tròn .... Khuân Hoa Văn Vinh Quy Bái Tổ, Bát Tiên, Phúc Lộc Thọ, Tùng Cúc Trúc Mai, Long Lân Quy Phụng, Long Hổ Tranh Hùng
Hướng dẫn chung cách đổ các loại khuôn chậu
Bước 1: Tất cả các khuôn ABS đều lắp ráp bằng chốt nhựa vặn nên rất tiện và nhanh. Ta có thể gia cố thêm 1 vài điểm bằng ốc sắt hoặc cảo C nếu cần, để giảm thiểu đường bavia 2 cạnh.
Bước 2: Sau khi lắp ráp vỏ ngoài và lòng trong, (Lưu ý lòng trong với khuôn Việt Nam sẽ là lòng ráp và sẽ có ốc đi kèm, chúng ta chỉ cần lắp 1 lần đầu. Những lần sau không cần phải tháo lắp). Thì chúng ta dùng nhớt thải (nhớt thải ô tô, xe máy, hoặc dầu ăn thải) quét lên bề mặt khuôn 1 lớp mỏng. Quét mặt tiếp xúc của khuôn trong, khuôn ngoài với xi măng ta đổ.
Bước 3: Sau đó, lắp ráp lòng trong với vỏ ngoài bằng chốt khóa trên miệng. Sau khi hoàn thành, chúng ta tiến hành trộn hồ.
Bước 4: Tỉ lệ trộn hồ bê tông thường sử dụng cho khuôn đổ chậu là: 1 xi – 1,5 cát – 1,5 đá mi. Với đá mi bụi nhiều, chúng ta có thể giảm cát lại.
Bước 5: Chúng ta trộn thật đều, để tránh bọt khí, nên dùng máy đánh hồ (dùng chung máy đánh bả sơn nước). Chúng ta trộn đều và loãng 1 chút để đổ.
Bước 6: Đổ hỗn hợp bê tông từ từ vào khuôn. Sau đó, dùng búa cao su gõ vòng quanh khuôn cho giảm bớt bọt khí tạo rỗ sản phẩm.
!!! Lưu ý: Với những khuôn lớn, chúng ta có thể dùng bao cát để vào trong lòng trong. Để khi đổ, giảm thiểu tình trạng lồng lòng trong lên trên. Và đổ chân đôn trên nền cát, để đảm bảo bề mặt chân đôn không bị cong vênh.
Bước 7: Khi đổ xong, chúng ta để khoảng 40ph rồi quay trở lại dùng búa cao su gõ xung quanh 1 lần nữa. Để hồ định dạng vào những chỗ thiếu do mất nước.
Bước 8: Đối Với Khuôn Đổ Miệng => Lúc bề mặt bê tông ráo lại khoảng 3-4h, chúng ta sẽ lấy lòng trong ra và làm miệng chậu. Có nhiều cách lấy lòng trong, nhưng đến thời điểm hiện tại cách lấy đơn giản, hiệu quả nhất là khoan 1 lỗ dưới đáy lòng trong và dùng máy bơm hơi, bơm vào tạo lực đẩy lòng trong trồi lên. Sau khi lấy ra, chúng ta dùng bay vuốt lại miệng chậu cho phẳng đẹp.
Lưu ý đối với khuôn đổ đáy, đổ ngược bỏ qua bước này
Bước 9: Sau 20h – 24h, chúng ta tháo vỏ ngoài (và lòng trong đối với khuôn đổ đáy), cạo phần bavia dư thừa. Tiến hành bảo dưỡng chậu trong mát và tưới giữ ẩm 1 thời gian, sau đó phơi khô và sơn chậu.